
DAVantage
Ngoại giao kinh tế của Trung Quốc
Chính sách cho vay của Trung Quốc:
Ngoại giao bẫy nợ hay Cơ hội phát triển?

1. Giới thiệu
Tính từ năm 2013, thông qua Sáng kiến “Vành đai, Con đường”, Trung Quốc đã trở thành một trong những chủ nợ lớn nhất thế giới với hơn 2000 thỏa thuận cho vay với 20 quốc gia. Điều này đã làm dấy lên tranh cãi liệu Trung Quốc có sử dụng sáng kiến này như một “bẫy nợ” áp lên các quốc gia khác hay không.
2. Trung Quốc sử dụng chính sách nợ như một công cụ để mở rộng ảnh hưởng toàn cầu
Các nhà phê bình cho rằng các hoạt động cho vay của Trung Quốc trong khuôn khổ BRI giống như một hình thức của “bẫy nợ ngoại giao”. Điều này có thể được lý giải bởi việc, không giống như các tổ chức cho vay đa phương hoặc phương Tây với các đánh giá nghiêm ngặt, các khoản vay của Trung Quốc được cung cấp một cách tự do hơn, kể cả với các quốc gia kinh tế yếu kém. Khi các quốc gia này không có đủ khả năng trả nợ, Trung Quốc coi đó như một lợi thế, buộc các nước phải nhượng bộ về chiến lược hoặc chính trị bằng việc kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc các quyết định chính sách. Ví dụ, vào năm 2015, Trung Quốc đã cho Sri Lanka vay 1,2 tỷ USD trong khuôn khổ BRI, bất chấp tình trạng quản lý kinh tế yếu kém sau nội chiến Sri Lanka với khả năng xử lý nợ nước ngoài hoặc vận hành kinh doanh độc lập hạn chế (Rithmire và Li, 2019) (Nanayakkara, 2022). Hơn nữa, dù cảng Hambantota đã được dự đoán sẽ thất bại, Trung Quốc vẫn sẵn lòng tiếp tục hỗ trợ Sri Lanka, đặc biệt trong các các giai đoạn II và III của dự án. Ngoài ra, hợp đồng về cảng Hambantota chỉ được kí kết vào năm 2016 và có hiệu lực vào năm 2017, khi Trung Quốc tận dụng sự bất lực của Sri Lanka để ký hợp đồng chuyển 70% cổ phần cảng Hambantota cho Cảng Thương mại Trung Quốc trong 99 năm (Ranga Sirilal và Shihar Aneez, 2017). Sau khi đạt được thỏa thuận, một cơ quan báo chí chính thức của Trung Quốc thậm chí còn đăng tweet: “Một cột mốc mới nữa trên chặng đường #VànhđaiConđường”, gợi ý một hành động mang tính chiến lược (China Xinhua News [@XHNews], 2017). Ngoài việc trở thành một yếu tố then chốt của BRI, cảng Hambantota còn được coi là căn cứ thuận lợi cho việc mở rộng quân sự của Trung Quốc, nắm giữ các tuyến vận tải đường thủy quan trọng ở Ấn Độ Dương. Nói cách khác, chính sách cho vay của Trung Quốc không đơn thuần là viện trợ kinh tế mà có thể là việc kiểm soát trá hình các quốc gia nhỏ hơn bằng cách nhắm vào các cửa ngõ giao thương và tài nguyên quan trọng.
3. Cáo buộc Trung Quốc áp đặt “bẫy nợ ngoại giao” là sai lầm và phóng đại
Dù có nhiều ý kiến trái chiều, việc gắn nhãn BRI là “bẫy nợ” có thể là sai lầm và phóng đại. Thứ nhất, xét về mức nợ toàn cầu ở từng quốc gia, mức nợ của một nước gia nhập thị trường quốc tế muộn như Trung Quốc chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Ví dụ, tại Kenya, với tổng 6,3 tỷ USD được cho vay tính đến tháng 3 năm 2023, theo kho bạc nhà nước, các khoản vay từ Trung Quốc chỉ chiếm 17% tổng nợ công nước ngoài. Thêm vào đó, việc quản lý tài chính yếu kém của các quốc gia vay nợ chủ yếu xuất phát từ các tác động từ môi bên ngoài hơn là sự quản lý nội bộ ban đầu. Do đó, việc đổ lỗi cho Trung Quốc vì lựa chọn các dự án có lợi cho kế hoạch mở rộng lãnh thổ của mình là không hợp lý. Trong trường hợp của Sri Lanka, một nền kinh tế từ lâu đã phụ thuộc vào dịch vụ du lịch, với sự xuất hiện bất ngờ của COVID-19, biến đổi khí hậu, v.v., ngành du lịch đã hứng chịu nhiều tác động tiêu cực, dẫn đến các vấn đề tài chính như khủng hoảng thanh khoản và ngoại hối. Các thỏa thuận thuê cảng cũng được thực hiện thông qua thảo luận song phương với sự minh bạch, rõ ràng và các điều kiện thuận lợi cho các quốc gia mang nợ. Chính xác hơn, chính Sri Lanka đã chủ động đề nghị ký hợp đồng nhượng quyền với công ty Trung Quốc. Sri Lanka giữ quyền mua lại cổ phần của cảng trong khi Trung Quốc chỉ chịu trách nhiệm vận hành và quản lý cảng. Ngoài ra, cả Sri Lanka và Trung Quốc đều tuyên bố rõ ràng rằng cảng này chỉ được sử dụng cho mục đích thương mại, không có bất kỳ một dấu hiệu nào liên quan tới quân sự. Xét về mặt kinh tế, việc thu hồi nợ thông qua quản lý dự án xây dựng không có gì sai trái. Hơn thế nữa, về mặt đàm phán, chính quyền Sri Lanka có thể từ chối thỏa thuận và tìm các giải pháp khác nếu họ coi hành động này của Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền.
4. Kết luận
Dù được xem như viện trợ tài chính, một câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ: Liệu các khoản vay của Trung Quốc là một nỗ lực chiến lược để mở rộng ảnh hưởng toàn cầu hay chỉ đơn thuần là kết quả của sự quản lý yếu kém và thất bại của các quốc gia trong việc đạt được kết quả mong muốn?
(Đăng tải vào 06/2025)
TÁC GIẢ
Lê Thị Hồng Vân, sinh viên Chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, Khóa 63, Trường Đại học Ngoại Thương.
Nguyễn Phương Thảo, sinh viên Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Khóa 51, Học viện Ngoại giao.
THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
Kiều Bùi Khánh Băng, sinh viên Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao, Khóa 50, Học viện Ngoại giao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] China Xinhua News [@XHNews]. (2017, October 12). Another milestone along path of #BeltandRoad. [Tweet]. X (Formerly Twitter). https://x.com/XHNews/status/939753813115789312/
[2] Hillman, J. (2018, April 2). Game of Loans: How China Bought Hambantota. Csis.org. https://www.csis.org/analysis/game-loans-how-china-bought-hambantota
[3] Horn, S., Parks, B., Reinhart, C., & Trebesch, C. (2023). China as an International Lender of Last Resort. SSRN Electronic Journal. https://doi.org/10.2139/ssrn.4413842
[4] Nanayakkara, D. (2022). South-South Integration and the SDGs: Enhancing Structural Transformation in Key Partner Countries of the Belt and Road Initiative Dhamikka Nanayakkara Assistant Governor, Central Bank Sri Lanka Debt Management and Debt Sustainability The Sri Lankan Experience. UNCTAD. https://unctad.org/system/files/information-document/BRI-Project_policy-brief-05_en.pdf
[5] Ranga Sirilal, & Shihar Aneez. (2017, July 29). Sri Lanka signs $1.1 billion China port deal amid local, foreign concerns. Reuters. https://www.reuters.com/article/business/sri-lanka-signs-11-billion-china-port-deal-amid-local-foreign-concerns-idUSKBN1AE0CM/
[6] Rithmire, M., & Li, Y. (2019, January). Chinese Infrastructure Investments in Sri Lanka: A Pearl or a Teardrop on the Belt and Road? - Case - Faculty & Research - Harvard Business School. Www.hbs.edu; Havard Business Review. https://www.hbs.edu/faculty/Pages/item.aspx?num=55410
[7] The BRI is Not a Debt Trap! (2018, October 16). China-US Focus. https://www.chinausfocus.com/finance-economy/the-bri-is-not-a-debt-trap